Những người săn máu (phần I*)
Kỳ
1: Kỳ bí tục “săn máu” trên dãy Trường Sơn
Suốt dãy Trường Sơn hùng vĩ, có một tộc
người được ví như là những dũng sỹ của đại ngàn. Tộc người ấy cũng trải qua quá
trình phát triển từ thấp đến cao, cũng trải qua những thời kỳ chìm đắm trong hủ
tục để rồi có được cuộc sống mới như ngày hôm nay. Đó là dân tộc Cơ Tu kiêu
hãnh.
Nhìn
những bản làng yên bình với những ngôi nhà Gươl (nhà cộng đồng) nằm vắt vẻo
trên dãy Trường Sơn, ít ai biết rằng, trong quá khứ tộc người này từng có những
thời kỳ mang nặng hủ tục chết người - tục “săn máu”. Một tập tục đã từng gây
nên nỗi ám ảnh về những trận chiến đẫm máu trong quá khứ.
Như
lời già làng Hồ Văn Gỏi (thôn Kađông, xã Thượng Long, huyện Nam Đông, Thừa
Thiên - Huế) thì đó là thời kỳ mà “người Cơ Tu mình đang sống trong vòng
luẩn quẩn của hủ tục, bị chi phối bởi thần linh, chưa có Đảng, chưa có cách
mạng. Nhưng nay người dân mình khác nhiều rồi”.
“Những
kẻ săn máu”
Đầu
thế kỷ 20, cuốn sách “những kẻ săn máu” (Les Chasseurs de Sang) mà Le Pichon –
một người lính viễn chinh Pháp được công bố đã gây rúng động lớn trong giới
nghiên cứu về các dân tộc ở khu vực miền Trung Việt Nam.
Và không ít người đã tỏ ra
nghi ngờ về những dữ liệu mà Le Pichon đưa ra, họ xem đó dường như có yếu tố
nào đó của sự kỳ thị dân tộc đối với người Cơ Tu.
Máu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình
phát triển của dân tộc Cơ Tu trên dãy Trường Sơn. Một thời kỳ dài trong quá khứ
tộc người này chìm đắm trong hủ tục "săn máu"
gây nên cái chết cho rất nhiều người - Ảnh: Nguyên Bình
gây nên cái chết cho rất nhiều người - Ảnh: Nguyên Bình
Trong
hồi ký của nhà cách mạng Quách Xân cũng đã nhắc đến nhiều về tập tục này của
người Cơ Tu, và đến nay, trong các công trình nghiên cứu về người dân tộc này,
các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã thừa nhận: Săn máu là một tập tục có thật
trong quá khứ của dân tộc Cơ Tu.
Tập
tục này đã diễn ra trong một thời kỳ dài, gây nên bao nhiêu cuộc đâm, giết
người đẫm máu trong tộc người này và với các dân tộc lân cận. Những cuộc chiến
do hận thù “săn máu - nợ đầu” kéo dài ngay trong tộc người này đã gây nên bao
nỗi kinh hoàng cho những thương lái người Kinh khi đến buôn bán ở những mảnh
đất thần bí giữa núi rừng.
Cảnh lễ đâm trâu của người Cơ Tu mà LePichon
chụp được trong quá trình tìm hiểu dân tộc kỳ bí này trong những thập niên đầu
của thế kỷ 20.
Với
quan niệm như vậy, nên khi bắt đầu mùa vụ, người Cơ Tu tiến hành nghi thức săn
máu, đâm người bằng những mũi lao dài sau đó mang về cắm trên khu đất sản xuất,
làm lễ cũng Giàng... với mong ước mùa sau thóc sẽ đầy kho, rượu đầy ché, không
còn bị đói, bị lạt do không có muối nữa.
Trong
hồi ký của nhà cách mạng Quách Xân có miêu tả đầy đủ tập tục này của người Cơ
Tu. Những vụ đâm người do mâu thuẫn cá nhân như lời già làng Hồ Văn Gỏi nói chỉ
là số ít. Những mùa săn máu của người Cơ Tu trước đây chủ yếu liên quan đến
quan niệm về thần linh của cộng đồng, dùng máu người để cúng Giàng, mong cho
mùa màng được tốt, trong làng không còn ai bị “chết xấu”.
Nạn
nhân của những vụ săn máu vì cộng đồng này thường chẳng có thù oán gì với những
kẻ đi đâm người. Họ chẳng biết vì sao lại chết. Những trận chiến như vậy thường
được đồng bào gọi với cái tên “giặc mùa”.
Hình ảnh sọ người trong cột hiến tế mà LePichon
chụp, được in trong cuốn sách
"Những kẻ săn máu" năm 1938.
“Một
buổi chiều, phía tây trời có ráng úa, lờn vờn nhiều chòm mây xám xịt, có ngấn
tím. Tưởng chừng như sắp mưa. Thế nhưng nhiều cụ có kinh nghiệm, nhìn khắp 4
chân trời rồi nhìn nhau bất giác thốt lên: Trời động rồi!
Trời
động rồi! Câu này được loan đi rất nhanh khắp các thôn xóm và gieo nỗi kinh
hoàng cho những gia đình có người thân đi làm ăn trong núi. Không phải động ở
đồng bằng mà động trong rừng núi, động ngay trong đồng bào người Cơ Tu.
Một
tai họa hằng năm đến với dân thung lũng, có cầu trời, khấn phật cũng không thể
tránh khỏi”, Quách Xân viết về nạn
"giặc mùa" trong hồi ký.
Những
tai họa này người Cơ Tu vùng miền núi Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế ngày trước
đều biết đến, nhưng không thể tránh khỏi bởi như đã nói ở trên, thời kỳ này,
tục "săn máu" đã ăn sâu vào máu người Cơ Tu, khi mà đồng bào vẫn đang
sống theo lối hỏa canh, chưa có chính quyền cách mạng.
Nỗi
ám ảnh
Trong
ký ức của già làng Hồ Văn Gỏi thì những mùa săn máu của cha ông mình đã trở
thành quá khứ. Ông cũng như những thế hệ sau này trong làng chỉ biết đến qua
những câu chuyện của các vị cao niên. Những câu chuyện đó có sự ám ảnh rất lớn
đối với ông và mọi người trong bản.
Những ngôi làng bình yên của người Cơ Tu nằm
dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ít ai biết rằng, trong quá khứ tộc người này
đã có những thời kỳ mang nặng hủ tục man rợ, tục "săn máu - nợ đầu".
Ảnh: Duy Tuấn
“Ngày
xưa người Cơ Tu mình có tục nợ máu trả bằng máu, dùng mác lao (tên của một loại
giáo đi săn - Pv) đâm nhau. Thường đâm nhau là do vướng mắc về của cải, hoặc là
có ấn tượng xấu về nhau. Như anh nhà giàu, có nhiều thóc gạo, nhiều thanh la,
chiêng ché, có con trai, có con gái, nhiều trâu nữa, tôi ghét anh thì tôi sẽ đi
đâm anh”, ông Gỏi bắt đầu kể.
Theo
lời già làng Gỏi kể thì trước kia khi chưa có cách mạng, người Cơ Tu sống chỉ
phân biệt giữa các thôn làng với nhau. Khu vực xã Thượng Long trước đây nằm
trên núi cao, nơi giáp ranh với thôn A Réc, xã A Vương của huyện Tây Giang tỉnh
Quảng Nam
ngày nay. Và người Cơ Tu nơi đây cũng mang trong mình niềm kiêu hãnh mong muốn
được trở thành người hùng của bản làng qua những lần đi săn máu thành công.
Anh
A Rất Hinh là thế hệ người Cơ Tu ở Thượng Long sinh ra và lớn lên sau chiến
tranh. Những câu chuyện về tục săn đầu, mà người Cơ Tu thường gọi là “Taco Cóp”
chỉ được nghe lại qua lời kể của những người lớn tuổi thuộc thế hệ ông, cha.
Và nó cũng trở thành nỗi ám ảnh trong người A Rất Hinh
mỗi khi trong làng có mâu thuẫn với người Cơ Tu ở làng khác, đi đâu Hinh không
dám nhận ở làng mình vì sợ bị trả thù nhầm. Bởi, nếu chẳng may bị như thế thì
bản thân Hinh cũng được biết, nó rất kinh hoàng.
Già làng ở xã Thượng Long đang biểu diễn cách
thức sử dụng mác lao trong những lần đi săn. Trong quá khứ, công cụ này thường
được những chiến binh sử dụng đi săn thú và... "săn máu".
Ảnh: Duy
Tuấn
“Các
anh là những người lớn lên sau này, các anh có sợ phong tục này của dân tộc
mình không?”, tôi hỏi A Hinh.
“Sợ
chứ sao không. May mà có giải phóng chứ không thì sợ lắm. Có những lúc đâm nhau
cả ngày cả đêm. Mà khi đâm xong thì những người đi đâm còn phải cắt đầu mang về
nữa để chứng minh cho làng mình được biết là mình đã đâm người. Làng sẽ tổ chức
giết con trâu và cúng Giàng, cầu mong bản làng được bình yên, được có cái ăn no”,
Hinh nói.
Hủ
tục nặng nề này diễn ra trong một thời kỳ dài khiến người Cơ Tu luẩn quẩn trong
vòng nợ “máu trả bằng máu”. Ngày đó, người đàn ông Cơ Tu nào làm tròn nhiệm vụ
đâm người, mang lại sự bình yên cho dân làng thì sẽ được tôn sùng như những
người anh hùng. Sẽ được những cô gái trong bản yêu mến, được bàn chuyện “đại
sự” với hội đồng già làng.
Nhưng
rồi sự bình yên sau những lần cúng tế thần linh không thấy đâu, đổi lại là bản
làng phải đối mặt với nguy cơ bị trả thù.
“Săn
máu – nợ đầu” diễn ra khiến nhiều bản làng sống trong hận thù suốt nhiều năm
trời. Có những trận “giặc mùa” kéo dài liên miên hàng chục năm, cướp đi sinh
mạng của không biết bao nhiêu người.
Duy
Tuấn
(còn tiếp)
* Tiêu đề do Chu Tu đặt lại. Bài này được đăng trên trang vietnamnet.vn năm 2011, trích lại cho bạn đọc tham khảo thêm.
0 nhận xét: