Văn hoá ứng xử của người Cơtu với tài nguyên thiên nhiên (1)
- Title chuẩn: Văn hóa ứng xử của người Cơ-tu với tài nguyên
thiên nhiên (Qua khảo sát tại huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam)
- Tác giả: TS. Lâm Nhân - Nguyễn Đức Tự
- Tổng hợp: Chu Tu
<---------------------------------------------------->
<---------------------------------------------------->
1. Khái quát tình hình nghiên cứu người Cơ-tu
Văn hóa Cơ-tu
luôn là đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chú ý. Cho đến
nay, nếu nói đến việc nghiên cứu về người Cơ-tu đầu tiên phải kể đến tác giả Le
Pichon (người Pháp), với công trình nghiên cứu Les chasseurs (“những người săn
máu”) công bố năm 1938, số 20 của tạp chí “những người bạn Huế xưa” (Bulletin
des Amis du vieux Hue). Bài viết của tác giả Le Pichon kể về những hủ tục săn
máu người tế thần linh có trong cộng đồng người Cơ-tu xưa.
Kế tiếp, đã có
nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về văn hóa của người Cơ-tu Quảng Nam nói
chung và người Cơ-tu ở dọc vùng Trường Sơn nói riêng (ở các tỉnh như: Huế, Đà
Nẵng,…), các tác giả tập trung khai thác một cách khái quát những nét cơ bản về
văn hóa của người Cơ-tu ở từng khía cạnh: văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần,
vấn đề tổ chức xã hội, đặc biệt là các vấn đề văn hóa làng, hôn nhân, tang ma
và gia đình, các làng nghề, điêu khắc-kiến trúc của người Cơ-tu được các nhà
nghiên cứu quan tâm. Điển hình trong thời gian này có các tác giả như: Nguyễn
Hữu Thấu, Phạm Quang Hoan, Trần Văn Tuấn, Khổng Diễn, Lưu Hùng, Nguyễn Xuân
Hồng…
Những nghiên cứu
về tộc người Cơ-tu trong những năm gần đây đã mở sang nhiều lĩnh vực khác nhau
như: kinh tế, văn hóa, xã hội của người Cơ-tu ở một vùng rộng khắp. Tiêu biểu
có các tác giả: Nguyễn Hữu Thông, với tác phẩm “Katu – Kẻ sống đầu ngọn nước”,
Tạ Đức với “Tìm hiểu văn hóa Katu”, Nguyễn Xuân Hồng với “Hôn nhân – Gia đình –
Ma chay của người Tà ôi, Cơ-tu, Bru-Vân Kiều ở Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế”,
Nguyễn Văn Mạnh-Nguyễn Xuân Hồng-Nguyễn Hữu Thông với “Luật tục của người Tà
ôi, Cơ-tu, Bru-Vân Kiều ở Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế”,…Các nghiên cứu của những
tác giả này tập trung viết về nguồn gốc xuất xứ, luật tục, hôn nhân, tang ma,
văn hóa và gia đình của người Cơ-tu trên cơ sở so sánh chung với hai dân tộc Tà
ôi và Bru-Vân Kiều và những nghiên cứu chung về ba tộc người nói trên. Riêng,
việc nghiên cứu về người Cơ-tu trên địa bàn Quảng Nam, phải kể đến những đóng
góp to lớn của những tác giả: Lưu Hùng với “Góp phần tìm hiểu văn hóa Cơ-tu”,
Bh’ríu Liếc với “Tiếng thông dụng C’tu – Kinh và văn hóa làng C’tu” và “Văn hóa
người C’tu”, Phạm Ngọc Sinh-Bh’ríu Liếc-Lê Anh Dũng (đồng chủ biên) với cuốn
“Vóc dáng Tây Giang”… Bên cạnh đó, một số tác giả cso những đóng góp về nghiên
cứu văn hóa Cơ-tu: Nguyễn Tri Hùng, Hồ Xuân Tịnh, Minh Tâm, Phạm Ngọc Sinh,
Nguyễn Thượng Hỷ, Trần Tấn Vịnh, Lê Phước Trịnh, Lê Quốc Kỳ, Vũ Công Điền,
Nguyễn Thị Xuân Bốn, Trần Đức Sáng, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Văn Mạnh, Lê Anh
Tuấn… Những tác phẩm và những công trình nghiên cứu trên nhìn chung tập trung
đi sâu khai thác những vấn đề lịch sử nguồn gốc tộc người, tổ chức xã hội
truyền thống, về văn hóa làng của tộc người Cơ-tu …
Nhìn chung, tất
cả các công trình nghiên cứu trên đã giới thiệu khái quát văn hoá của người
Cơ-tu ở một số phương diện: văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể bằng các
phương pháp tiếp cận và các mục đích nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, chưa có
công trình nào đi sâu nghiên cứu tìm hiểu “Văn hóa ứng xử của người Cơ-tu với
tài nguyên thiên nhiên”. Thực hiện bài viết này, chúng tôi kế thừa kết quả
nghiên cứu của các học giả đi trước, nội dung chủ yếu là kết quả khảo sát điền
dã trong tháng 2 và tháng 3 năm 2011.
2. Vài nét về người Cơ-tu ở huyện Tây
Giang, Quảng Nam
- Địa lý tự
nhiên: Tây Giang là huyện miền núi - biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh
Quảng Nam.
Nằm ở tọa độ từ 150 45’ đến 160 05’ vĩ độ Bắc, từ 1070 05’ đến 1070 35’ kinh độ
Đông. Phía Bắc giáp hai huyện Nam Đông và A Lưới của tỉnh Thừa Thiên – Huế,
phía Tây giáp huyện Kà Lừm tỉnh Sê Kông nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào,
phía Đông giáp huyện Đông Giang, phía Nam giáp huyện Nam Giang cùng tỉnh, cách
thành phố Tam Kỳ khoảng 180 km, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 125 km. Huyện Tây
Giang có tới 67 km đường biên giới chung với nước bạn Lào và là huyện có tuyến
đường Hồ Chí Minh đi qua
- Dân số, phân
bố dân cư: Theo số liệu của niên giám thống kê huyện Tây Giang, tính đến hết
ngày 31 tháng 12 năm 2009 thì tổng dân số trên địa bàn toàn huyện là 16.561
người/902.97km2 (trong đó: nam: 8.349 người, nữ: 8.212 người) với mật độ dân số
trung bình là 18 người/km2 (70 thôn), Theo số liệu thống kê trên, người Cơ-tu
là tộc người bản địa, có dân số đông nhất ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
- Tộc danh:
Người Cơ-tu còn gọi là người Ca tu, Cư-tu, C’tu, Katu, Gao, Hạ, Phương,
Ca-tang. Địa bàn sinh sống của người Cơ-tu ở Việt Nam tạo thành một vùng phân
bố liên tục, nối liền về phía Bắc với người Tà Ôi rồi sau đó tiếp đến vùng
người Bru-Vân Kiều – hai dân tộc này cùng với người Cơ-tu hợp thành nhóm ngôn
ngữ Katuic trong dòng ngôn ngữ Môn-Khmer thuộc ngữ hệ Nam Á. Xếp ở vị trí thứ
26 trong tổng số 54 dân tộc anh em ở Việt Nam. Theo tổng điều tra dân số năm
2009; với tổng số dân là 61.588 người, cư trú tại 38 trên tổng số 63 tỉnh thành
trên khắp cả nước.
Thôn Voòng, xã Tr’hy, huyện Tây Giang Thôn Pr’ning, xã Lăng, huyện Tây Giang
Thôn Voòng, xã Tr’hy, huyện Tây Giang Thôn Pr’ning, xã Lăng, huyện Tây Giang
Địa bàn cư trú
chính của người Cơ-tu chủ yếu ở các tỉnh, thành: Quảng Nam tại các huyện Đông
Giang, Tây Giang và Nam Giang (với 45.715 người, chiếm 74,2% tổng số người
Cơ-tu tại Việt Nam), Thừa Thiên-Huế tại các huyện A Lưới, Phú Lộc và Nam Đông (với
14.629 người, chiếm 23,8% tổng số người Cơ-tu tại Việt Nam), Thành phố Đà Nẵng
tại huyện Hòa Vang (950 người), Thành phố Hồ Chí Minh (54 người). Ngoài ra,
người Cơ-tu còn cư trú dọc thượng nguồn sông Xê Kông, ở các tỉnh Xê Kông,
Saravan, Champasak.
3. Văn hóa ứng xử của người Cơ-tu trong
khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng
4.1. Đối với rừng đầu nguồn:
Đây là loại rừng
tích tụ và lưu giữ nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của con người. Để
bảo vệ những khu rừng này người Cơ-tu đã xây dựng nên những truyền thuyết,
huyền thoại các khu rừng hay một vài loại cây, loài động vật hoang dã. Bằng
hình thức truyền miệng, các câu chuyện đó được lưu truyền từ đời này sang đời
khác, và những khu rừng đó trở thành thiêng hóa, thần thánh hóa, không ai dám
xâm phạm.
Không chỉ có ở
người Cơ-tu mà ở các tộc người khác đều có rừng thiêng, mỗi dân tộc quan niệm
rừng thiêng theo những tích khác nhau tùy theo tập quán và cách sống của từng
cộng đồng tộc người. Riêng người Cơ-tu Tây Giang quan niệm về rừng thiêng theo
những cách nghĩ khác nhau. Thứ nhất, rừng thiêng (còn gọi là rừng cấm) theo họ
là khu rừng có chôn người chết tức là “nghĩa địa” (pịng xal); Thứ hai, rừng
thiêng là những khu rừng có người bị chết hoang, tự tử hay khi đi săn bị sa bẫy
chết, hoặc chết vì bị cây đè...người Cơ-tu gọi là chết xấu (pịng xal mốp)
thường chôn ở những khu rừng sâu; Thứ ba, rừng thiêng còn là những khu “rừng
tích” tức là có một sự tích rùng rợn nào đó được người xưa kể lại. Liên quan
đến rừng thiêng có những câu chuyện được các già làng kể lại như sau:
Theo lời kể của
già Cơlâu Nâm, thôn Pơr’ning, xã Lăng: “Có một loại rừng thiêng mà người Cơ-tu
hay gọi là “Bật achiing” hay là “clah”, cụ thể là: Một hôm có một ông đi săn
dẫn một con chó đi theo, chú chó phát hiện được con hoãng và liền sủa thế rồi
ông lấy giáo đâm chết con hoãng đó. Sau đó, ông đó về nhà kêu dân làng lên gùi
thịt hoãng. Khi dân làng và ông tới chỗ để con hoãng thì nghe tiếng kêu khóc
của một con ma nội dung của tiếng khóc:
“Chơớ căn ha reh
ha rơơn cu
Xoong cr’ngoop
mr’ngooi doó hơn cu chơớ
Xoong rđhơớ
rđhơơn doó hơn cu hay
Chơớ căn ha reh
ha rơơn cu”
Đó là tiếng than
khóc của ma với con hoãng mới vừa bị ông săn đâm chết, ý nghĩa của tiếng kêu
khóc này là thương tiếc con hoãng. Khi nghe tiếng kêu khóc của con ma ông và dân
làng bỏ về không dám lấy con hoãng về nữa. Tin đồn lan xa, dần dần không ai dám
vào khu rừng đó săn bắn hay chặt phát rừng nơi đó nữa, vì họ cho rằng khu rừng
đó ma không cho vào, là rừng thiêng”.
Theo lời kể của
già Bríu Phrưnh, thôn Axòo, xã Anông: “Trước kia có hai thiếu nữ chưa có chồng
không biết vì chuyện gì mà rủ nhau vào rừng Aréc (thuộc thôn Aréc, xã Bhalêê)
tự tử, ông bà kể rằng trước khi tự tử hai cô có nguyền rằng nếu sau này ai vô
đây cũng sẽ bị như vậy. Vì thế ở khu rừng này (Cơ Mơơr Bar - không chỉ riêng xã
Bhalêê, mà ở các xã khác đều có) không ai dám vô chặt cây hay săn thú gì cả, sợ
bị giống hai cô. Vì thế ở khu Cơ Mơơr Bar rừng còn nguyên vẹn”.
Ngoài những câu
chuyện về rừng thiêng kể trên thì cũng có những tích về các loại cây ma, cây lá
có độc như: cây prong: “biết biến hóa lúc biến ra thành người, lúc biến ra
thành ma hay chỉ nghe tiếng, nếu chặt cây đó mà đốt là sẽ làm hại cho dân, tối
về nó kêu nó ré, đập phá trên mái nhà nên không ai dám chặt cây này”. Các loại
cây có ma: azil, chpơơr, prong, akir, but, trơn (phong lan), đong clưi…hay các
loại lá cây độc gây chết: cây chpơơr, cây achul, crâu, lá ngón (mr’nghêê)…
Vì thế ở những
khu rừng này tuyệt đối không ai dám săn bắt hay chặt phá cây cối ở những nơi
như vậy. Luật tục Cơ-tu không xử phạt khi xâm phạm quá mức đến những khu rừng
này mà trong đó mỗi người tự có ý thức bảo vệ những khu rừng cấm, rừng thiêng
của cộng đồng làng mình. Vì theo họ, ở những khu rừng cấm, rừng sâu đều có thú
dữ và ma canh giữ, nếu bắt thú ở rừng đó thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm
trọng có thể ảnh hưởng tới tính mạng con người và vật nuôi. Theo lời một số
người già thôn Pơr’ning, xã Lăng kể lại: “xưa có một thôn ở xã Lăng bắt đàn
vượn màu trắng đen từ rừng sâu về (gọi là rừng “Bật cha vi”). Đàn vượn đó khác hẳn
đàn vượn khác, có ma giữ không cho bắt nhưng thôn đó đã dùng súng bắn chết cả
đàn vượn, sau đó trong thôn có nhiều người chết. Cũng có một thôn khác cùng xã
sau giải phóng bắt được con nai lông nhọn mọc ngược trên mặt, khác với những
con nai khác. Khi thôn đó ăn xong con nai thì trong thôn có một nhà có con heo
cái đẻ cả đàn con cũng có lông mọc ngược giống như của con nai; thời gian sau
trong thôn cũng có nhiều người chết”.
Từ lâu, thông
qua những người già lớp trẻ người Cơ-tu đã biết đến những câu chuyện, những
tích về ma rừng, rừng thiêng hay những khu Cơ Mơơr Bar. Tuy hiện nay trong cộng
đồng người Cơ-tu Tây Giang không còn quan niệm về những khu rừng cấm, rừng
thiêng nữa (trừ rừng nhà nước cấm); nhưng những câu chuyện, những tích đó đã
giúp lớp trẻ người Cơ-tu hình thành nên những ý thức về việc bảo vệ rừng rất
hiệu quả. Đó cũng là thành quả rất lớn của việc giáo dục lớp trẻ ngay từ khi
còn bé về ý thức bảo vệ môi trường sống.
Ngoài ra, người
Cơ-tu còn rất kỵ người nào tự ý chặt, đốt cháy cây cổ thụ (ưloong ma’bhuy ơng
k’coong g’nrợng) như những loại cây: đa, chò, lim, sến, kiền kiền…Theo quan
niệm của họ, đấy là các loại cây lâu năm đã cùng sinh tồn với rừng, với quê
hương dân tộc; hơn nữa những cây này có thần linh hay ma người chết trú ngụ, vì
thế những cây này rất thiêng. Nếu ai phá cây cổ thụ là coi như phá nhà của thần
linh làm cho thần linh không còn nơi trú ngụ nên bắt phạt dân làng, do đó dân
làng hay ốm đau, chết chóc; trường hợp vậy sẽ bị phạt rất nặng với các hình
thức như sau:
- Người trong
làng phá: nếu cây bị cháy sém thì phải nộp cho làng một con dê, một con gà và
một ché rượu; trường hợp cây ngã hoặc cháy rụi thì phải nộpcho làng cúng cây bị
tổn hại một con heo to, một con dê và một con gà.
- Người làng
khác phá: trường hợp này thì hai làng giải quyết nội bộ và phải nộp cho làng bị
phá cây ít nhất một con trâu (hoặc bò), một con dê, một con heo, một con gà,
một ché rượu và hủ rượu nếp.
Vì vật phạt
thường rất nặng nên xưa ít ai dám tự ý chặt phá cây của thụ thuộc phạm vi làng
mình hay ngoài làng. Bởi lẽ đó, nên những khu rừng thiêng (trong đó có những
khu rừng đầu nguồn) của người Cơ-tu hiện nay còn rất nhiều cây cổ thụ, đại thụ
và là nơi cung cấp nguồn nước trong lành cho cuộc sống hàng ngày cộng đồng
người Cơ-tu.
4.2. Đối với rừng khai thác:
Với người Cơ-tu,
mỗi khu rừng có chủ riêng để quản lý, khai thác, săn bắt. Ai từ nơi khác đến
muốn có đất làm rẫy phải mua rừng, mua đoạn sông, đoạn suối bằng vật có giá trị
nhất của mình như: con trâu, cái ché xưa, nồi đồng...và nhiều khi phải gả con
gái cho nhà có đất, có rừng. Nếu người chưa có con cái thì vỗ bụng mẹ (t’áp
luônh) hứa sau này sẽ cho con cái của mình cho người chủ đất, chủ rừng (kể cả
con trai). Từ đó ta thấy rừng luôn có chủ, được truyền từ đời này sang đời
khác, được quản lý và bảo vệ cẩn thận.
Còn người trong làng, muốn có đất để ở trước hết phải xin phát khu rừng; muốn có cây để làm nhà phải xin chặt từ rừng; muốn có nước để uống phải nhờ những khu rừng đầu nguồn. Nếu trong làng có ai muốn chặt cây làm nhà hay làm bất cứ việc gì cũng phải cúng, cúng để xin hỏi ma có đồng ý cho chặt cây này hay không. Thủ tục cúng rất đơn giản, già làng (hay người lớn tuổi có uy tín trong gia đình) dùng quả trứng gà chọi vào gốc cây đó, nếu trứng gà bể thì được phép chặt và ngược lại trường hợp trứng gà không bể thì đồng nghĩa với việc ma không đồng ý cho chặt cây đấy. Xong, giết gà lấy máu bôi vào gốc cây đó và vẩy một ít nước sạch vào thân cây. Ý nghĩa của việc làm này nói lên sự trong sáng của người muốn chặt cây, họ chỉ muốn có cây đó để làm nhà chứ không có ý phá hoại hay đánh động thần linh, thế rồi họ đọc thần chú cầu mong các đấng thần linh phù hộ mình làm việc này thành công.
Còn người trong làng, muốn có đất để ở trước hết phải xin phát khu rừng; muốn có cây để làm nhà phải xin chặt từ rừng; muốn có nước để uống phải nhờ những khu rừng đầu nguồn. Nếu trong làng có ai muốn chặt cây làm nhà hay làm bất cứ việc gì cũng phải cúng, cúng để xin hỏi ma có đồng ý cho chặt cây này hay không. Thủ tục cúng rất đơn giản, già làng (hay người lớn tuổi có uy tín trong gia đình) dùng quả trứng gà chọi vào gốc cây đó, nếu trứng gà bể thì được phép chặt và ngược lại trường hợp trứng gà không bể thì đồng nghĩa với việc ma không đồng ý cho chặt cây đấy. Xong, giết gà lấy máu bôi vào gốc cây đó và vẩy một ít nước sạch vào thân cây. Ý nghĩa của việc làm này nói lên sự trong sáng của người muốn chặt cây, họ chỉ muốn có cây đó để làm nhà chứ không có ý phá hoại hay đánh động thần linh, thế rồi họ đọc thần chú cầu mong các đấng thần linh phù hộ mình làm việc này thành công.
Trong quá trình
khai thác phải xem thời gian nào thích hợp cho việc chặt cây lấy gỗ, lấy gỗ
nhưng không bị mọt đục. Thường là vào mùa thu hay mùa đông, khi tiết trời khô,
các loài cây có nhịp độ phát triển chậm, thân ít chứa nước, có độ dẻo cao...Đặc
biệt người Cơ-tu rất ít chặt cây vào mùa xuân, hạ vì đây là mùa sinh trưởng của
cây, thân cây có nhiều nước dễ có mối mọt, khi hạ sẽ ảnh hưởng đến cây con.
Là tộc người gắn
bó lâu đời với rừng núi, hái lượm cũng đóng vai trò khá lớn trong cuộc sống
hàng ngày của người Cơ-tu. Như sự phân công của tự nhiên, trong khi nam giới
đảm nhiệm việc săn bắn thì hái lượm chính là ưu thế hàng đầu của phụ nữ Cơ-tu.
Các sản phẩm hái lượm của họ thường là các loại măng, rau, củ, quả…Theo thống
kê sơ bộ sản phẩm hái lượm của người Cơ-tu trên địa bàn huyện thì có tới hơn 15
loại măng, gần 20 loại rau, 9 loại củ, 28 loại quả và gần 20 loại nấm khác
nhau:
* Măng (abăng):
măng tre (abăng cơr-đêê), măng giang (abăng axir), măng nứa (abăng cơ-đong),
măng vầu (abăng ra-zol), măng lồ ô (abăng ahum), măng giang (abăng chi-tang)…
* Rau (r’véh):
rau thuần phục (ađợc), rau dền (arum), rau má (c’bá), lá lốt (bha’đang), rau
dớn (tu’gọc), rau cần (h’răng), rau tàu bay (lan lúh), tiêu rừng (amót)…
* Củ (k’lung):
củ nâu (alooh), củ mài (achương), sắn dây (práh ưđang)…
* Quả (p’lêê):
mít dại (ta-đúch), quả vả (ta-rông), trám đen (boong), trám trắng (ca-póh), sấu
(hy-zim), quả mâm xôi (chi-pro), quả gắm (cơ-lót), quả ươi (đhi-muônh), quả mây
(bhơ-rướt)…
* Nấm (tri): nấm
mối (tri mool), nấm rơm (tri ca), nấm mèo (tri târ), linh chi (tri cợng)…
Phụ nữ Cơ-tu có
nhiều kinh nghiệm về thời vụ, đặc tính sinh trưởng của các loại cây để biết
thời điểm thu hái thích hợp tránh mùa sinh trưởng của cây. Ví dụ như các hoạt
động hái lượm của người Cơ-tu thường diễn ra ở các tháng 7, 10 và 11 (mùa thu,
đông cây cối chậm sinh trưởng, khai thác được). Hay thu hái ngọn lá thì không
hái quá mức, hái trụi để cây còn lá; với cây lấy củ thì khi lấy củ xong phải
trồng lại thân; với cây lấy rễ không được lấy hết bộ rễ để cây còn phát triển…
Bên cạnh những
loại rau kể trên người Cơ-tu còn lấy nước từ những thân cây tự nhiên để làm
rượu như cây tà vạt, cây tr’đin và đọt mây adương. Thông thường muốn lấy rượu
từ những loại cây này phải nhờ tới những người có kinh nghiệm, trước hết phải
xác định các cây này đã tới thời điểm thu hoạch hay chưa sau đó bắt đầu làm
giàn rồi mới tiến hành đục thân, đục buồng lấy rượu. Cách đục cũng không phải
dễ, phải dục làm sao mà cây cho ra nước và không bị chết. Khi uống thì phải kết
hợp với mật ong để rượu ngon hơn hoặc nếu muốn để lâu thì phải cho vỏ cây chuồn
(zuôn) vào. Đây là loại rượu đặc sản có rất nhiều ở vùng miền núi này mà với ai
đã thử thì không bao giờ quên.
++++++++
(còn tiếp)
0 nhận xét: